Công tác thi công tát là công việc quan trọng đòi hỏi phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật cao và thẩm mỹ đáp ứng cơ bản một số tiêu chí và yêu cầu như sau:
- Gạch lát, tấm lát phải đạt yêu cầu kỹ thuật về chất lượng và chủng loại, kích cỡ, mầu sắc.
- Vật liệu gắn kết phải đảm bảo chất lượng, nếu thiết kế không quy định thì thực hiện theo yêu cầu của nhà sản xuất vật liệu lát.
- Mặt lớp nền phải đảm bảo phẳng, chắc chắn, ổn định...
- Tiêu chuẩn nghiệm thu: TCVN 9377-1:2012 - Công tác lát và láng trong xây dựng - Thi công và nghiệm thu
Dưới đây, Centa xin chia sẻ kinh nghiệm về Kỹ thuật và quy trình thi công lát gạch nền:
Dưới đây là 10 quy tắc luôn phải tuân thủ và áp dụng khi thi công lát- ốp gạch.
1. Bề mặt lát- ốp phải bằng phẳng, sạch sẽ. Khoảng cách tốt nhất giữa các viên gạch là 2-3 mm.
2. Có thể dùng keo hoặc vữa để lát- ốp gạch. Và nên thoa keo, vữa này lên cả bề mặt lát- ốp và mặt sau của viên gạch để tạo được độ bám dính tốt nhất.
3. Khi gạch được đặt xuống sàn lát, phải dùng tay cân chỉnh cẩn thận, tránh làm sứt mẻ bề mặt gạch cũng như cân bằng được mặt gạch. Lưu ý giữa các viên gạch phải đồng đều về khoảng cách cũng như chiều cao bề mặt.
4. Trong quá trình thi công, nếu có vết bẩn (keo, vữa) bám trên bề mặt viên gạch thì phải lau sạch ngay, vì nếu để lâu, khó có thể tẩy sạch được.
5. Sau khi lát- ốp gạch xong không nên chà ron liền mà hãy để khoảng 6- 8 tiếng mới tiến hành. Tốt nhất là để qua 1 đêm.
6. Công đoạn chà ron phải đảm bảo 2 lần. Bột chà ron thường là màu trắng hoặc màu trùng với màu của viên gạch sử dụng.- Lần 1- pha lỏng bột chà ron và dùng dụng cụ chuyên dụng để chà vào các khe giữa viên gạch, chà tới đâu lau sạch tới đó. - Lần 2- được tiến hành sau lần 1 khoảng 1 tiếng, pha bột chà ron đặc hơn và dùng dụng cụ chuyên dụng để trét lại các khe gạch cho bằng mặt gạch.
7. Sau khi lát- ốp và chà ron xong, để bề mặt gạch được sáng bóng, sạch đẹp, hãy tiến hành vệ sinh, chùi rửa bằng nước sạch, không dùng chất tẩy rửa mạnh vì có thể làm hư bề mặt gạch.
8. Để nền gạch được khô hoàn toàn, không có hiện tượng “lên hơi”, hãy dùng chất bảo vệ thẩm thấu theo sự hướng dẫn của nhà cung cấp. Nên dùng loại tốt nhất, có uy tín và chất lượng để việc bảo vệ bề mặt gạch được hiệu quả, tránh việc thi công đến công đoạn cuối cùng rồi mà công trình không được hoàn hảo vì dùng sản phẩm bảo vệ kém chất lượng.
9. Việc bảo vệ định kì cho bề mặt sàn phải được diễn ra thường xuyên trong quá trình sử dụng, thông thường từ 6 – 12 tháng tùy thuộc vào loại chất phủ sử dụng và mật độ đi lại trên sàn.
10. Lát- ốp gạch xong không nên sử dụng liền. Lưu ý che đậy và bảo quản mặt sàn thật kĩ để các nhà thầu thi công nội thất không làm hư hỏng sàn trong quá trình làm công việc hoàn thiện.
Trần Minh Cường (Sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét