Tỷ phú Phạm Nhật Vượng lần đầu chia sẻ cách đọc sách, có một cuốn sách được ông tâm đắc nhiều lần đem tặng và giảng cho nhân viên ...
![Tỷ phú Phạm Nhật Vượng lần đầu chia sẻ cách đọc sách, có một cuốn sách được ông tâm đắc nhiều lần đem tặng và giảng cho nhân viên Tỷ phú Phạm Nhật Vượng lần đầu chia sẻ cách đọc sách, có một cuốn sách được ông tâm đắc nhiều lần đem tặng và giảng cho nhân viên](https://cafefcdn.com/thumb_w/650/2019/photo1547199112742-1547199113124-crop-15471992807731618142880.jpg)
Trong một cuộc phỏng vấn với báo Tuổi Trẻ mới đây, tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã có những chia sẻ thú vị về chuyện đọc sách của mình.
Theo báo Tuổi trẻ dẫn lời vị Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, ông là người đọc sách rất nhiều nhưng sở thích thay đổi theo thời gian. Khi còn nhỏ, ông thích đọc sách lịch sử và thuộc hết sử sách nhà Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hậu Lê. Lên đại học, ông thích đọc tiểu thuyết. Giờ đây, khi đã vào top 300 người giàu nhất hành tinh, ông thích đọc sách về quản trị, công nghệ, những cuốn sách tổng kết về công nghệ, xu hướng công nghệ...
Là một người bận rộn, ông Vượng cho biết, cách đọc sách của ông cũng rất khác. Ông không đọc toàn bộ cuốn sách mà xem mục lục, chọn mục hay để đọc. Chỗ nào không hiểu hoặc thấy quan trọng ông có thể đọc đi đọc lại vài ba lần.
Ông Vượng tiết lộ, một trong những cuốn sách mà ông đã từng tặng cho các cán bộ của mình đọc, cũng như đã mang ra giảng nhiều lần cho nhân viên, là cuốn "Từ tốt đến vĩ đại" (Good to Great) của tác giả Jim Collins, một chuyên gia tư vấn quản lý tài năng và từng giảng dạy tại trường Stanford Business School.
Cuốn sách Từ tốt đến vĩ đại của Jim Collins
Sở dĩ cuốn sách này được ông Vượng yêu thích là bởi trong đó có tinh thần kỷ luật, tư tưởng kỷ luật, đây gần như trở thành văn hóa của Vingroup. "Trong cuốn đó ghi rất rõ là muốn thành công phải có tư tưởng kỷ luật và hành động kỷ luật. Tôi xây dựng văn hóa của Vingroup đúng 3 điểm: Một là yêu nước, hai là kỷ luật, ba là văn minh. Chốt lại có đúng 3 từ đấy thôi", ông Vượng nói.
Cuốn "Good to Great" bán được 1 triệu bản chỉ sau 18 tháng ra mắt. Cuốn sách này từng được tạp chí danh tiếng Forbes bình chọn là một trong số 20 tác phẩm có ảnh hưởng nhất thế giới về quản trị trong vòng 20 năm qua.
Cuốn sách đưa ra một mô hình để chuyển một công ty chỉ ở mức bình thường, hay ở mức tốt, thành một công ty vĩ đại. Theo đó, bằng cách áp dụng con người kỷ luật, suy nghĩ kỷ luật và hành động kỷ luật, một công ty có thể xây dựng và tạo sự đột phá và phá vỡ những rào cản ngăn mình đến sự vĩ đại.
Jim Collins đã tổng kết từ 11 công ty được xem là vĩ đại trên thế giới và nhận ra rằng, 10 trong số 11 công ty vĩ đại thì người lãnh đạo của họ chọn những đồng nghiệp bình thường. Một trong những luận điểm đáng chú ý của cuốn sách là "con người đi trước, công việc theo sau".
Nguồn dẫn : Tại đây
GIỚI THIỆU SÁCH
Dành cho những doanh nhân khởi nghiệp, cho những nhà quản trị tham vọng và cho bất cứ ai khát khao thành công trong kinh doanh, Từ tốt đến Vĩ đại là một cuốn sách không thể bỏ lỡ...
Đọc sách file PDF: Tại đây ...
Từ tốt đến vĩ đại của Jim Collins là cuốn sách quản trị kinh doanh kinh điển, nằm trong số 20 tác phẩm có ảnh hưởng nhất thế giới về quản trị trong vòng 20 năm qua theo bình chọn của Tạp chí Forbes. Cuốn sách đưa ra một mô hình để chuyển một công ty chỉ ở mức bình thường, hay ở mức tốt, thành một công ty vĩ đại. Bằng cách áp dụng con người kỷ luật, suy nghĩ kỷ luật và hành động kỷ luật một công ty có thể xây dựng và tạo sự đột phá và phá vỡ những rào cản ngăn mình đến sự vĩ đại. Tác giả Jim Collins và các cộng sự của ông đã thực hiện việc nghiên cứu trong nhiều năm liền giữa những công ty vĩ đại và những công ty đối trọng để tìm ra những yếu tố đó. Ông mở đầu cuốn sách bằng câu nói đầy tính thách thức: “Tốt là kẻ thù của Vĩ Đại. Và đó là một trong những lý do chính giải thích vì sao có rất ít điều vĩ đại. Chúng ta không có những trường học vĩ đại chính vì chúng ta đã có trường học tốt. Chúng ta không có những chính quyền vĩ đại chính vì chúng ta đã có những chính quyền tốt Rất ít người sống một cuộc đời vĩ đại, vì người ta chấp nhận một cuộc sống tốt. Đa số các công ty không bao giờ trở thành vĩ đại chính là vì đa số đã trở nên khá tốt. Và đây chính là một vấn đề lớn của các công ty.
![](https://doanhnhanhotranhanoi.vn/wp-content/uploads/2019/01/Tot-den-vi-dai-Hoi-Doanh-nhan-ho-Tran-Hà-Noi.png)
Jim Collins là một nhà tư vấn kinh doanh lỗi lạc người Mỹ. Cùng với các đồng nghiệp của mình, ông đã thực hiện thành công một đề tài nghiên cứu trong suốt 6 năm trời để viết nên cuốn sách “Xây dựng để trường tồn” (Built to last) nói về các yếu tố nòng cốt cấu thành nên một doanh nghiệp đã đánh bại thời gian để trở thành một biểu tượng của sự thành công và phát triển trong suốt hàng chục thậm chí hàng trăm năm liền.
Cuốn sách “Xây dựng để trường tồn” đã dần trở thành nên như một cuốn ‘kinh thánh’ đối với các doanh nhân trong suốt thập niên 90 của thế kỷ trước. Dẫu thành công là vậy nhưng Jim Collins vẫn đau đáu với một câu hỏi chưa được trả lời rốt ráo bởi cuốn sách cũ của mình. “Xây dựng để trường tồn” chỉ ra được lý do vì sao một doanh nghiệp vĩ đại có thể thành công lâu dài hơn, nhưng làm thế nào để một doanh nghiệp tầm thường thậm chí là kém cỏi có thể đạt được bước nhảy để trở thành một doanh nghiệp vĩ đại?
Để trả lời câu hỏi đó, Jim Collins cùng các cộng sự lại tiếp tục bắt đầu một nghiên cứu mới kéo dài 5 năm. Họ đã cẩn thận chọn ra 11 công ty đạt mức tăng trưởng hơn mức trung bình của thị trường ít nhất 3 lần trong khoảng 15 năm và 17 công ty khác đã thất bại trong việc thoát khỏi cái áo của sự tầm thường. Bằng việc so sánh điểm khác biệt giữa 2 tập doanh nghiệp này, Jim Collins đã xuất sắc đúc kết ra 9 yếu tố để đưa một doanh nghiệp đạt bước tiến bộ nhảy vọt. “Từ tốt đến vĩ đại” (Good to great) chính là kết quả của quá trình lao động miệt mài của ông và đội ngũ nghiên cứu. Sau đây là 9 bài học bạn không thể bỏ qua được đúc rút ra từ cuốn sách.
1. Tốt là kẻ thù của vĩ đại
![Những điều có thể rút ra từ cuốn ‘Từ tốt đến vĩ đại’ (Good to Great) của Jim Collins bai hoc tu tot den vi dai 1 Những điều có thể rút ra từ cuốn ‘Từ tốt đến vĩ đại’ (Good to Great) của Jim Collins](https://vnwriter.net/wp-content/uploads/2017/01/bai-hoc-tu-tot-den-vi-dai-1.jpg)
Sở dĩ chúng ta có quá ít công ty vĩ đại là do chúng ta có quá nhiều công ty tốt. Phần lớn các doanh nghiệp thường đặt mục tiêu hướng tới cái tốt và trở nên thỏa mãn và ngừng hướng tới cái vĩ đại khi mục tiêu ban đầu đã hoàn thành. Để thực sự vươn tới những điều vĩ đại thì hãy đặt cho mình mục tiêu về sự vĩ đại ngay từ những ngày đầu xây dựng doanh nghiệp.
2. Lãnh đạo cấp 5
![Những điều có thể rút ra từ cuốn ‘Từ tốt đến vĩ đại’ (Good to Great) của Jim Collins bai hoc tu tot den vi dai 2 Những điều có thể rút ra từ cuốn ‘Từ tốt đến vĩ đại’ (Good to Great) của Jim Collins](https://vnwriter.net/wp-content/uploads/2017/01/bai-hoc-tu-tot-den-vi-dai-2.gif)
Trong phân cấp các loại lãnh đạo theo cuốn sách này thì phong cách lãnh đạo trên thuộc cấp 5 và cũng là cấp cao nhất. Trong khi đó thì những lãnh đạo thể hiện cá tính cá nhân quá áp đảo người khác lại chỉ thuộc cấp 4 hoặc thấp hơn là cấp 1,2,3. Tuy vậy nhưng chớ nên hiểu nhầm lãnh đạo cấp 5 là những người nhu nhược thiếu ý chí. Họ có một ý chí kiên định, một thần kinh thép và vô cùng quyết liệt trong công việc. Điểm khác biệt là họ dồn hết những năng lượng và tham vọng mà người bình thường dành cho bản thân vào để suy nghĩ cho cái chung hay cụ thể hơn là cho doanh nghiệp của mình.
Sở dĩ các lãnh đạo cấp 5 là phù hợp nhất để xây dựng các công ty vĩ đại là vì họ sẽ không bao giờ để cái tôi cá nhân xen vào việc ra quyết định có lợi hoặc có hại cho công ty. Họ cũng sẽ sẵn sàng lắng nghe mọi ý kiến góp ý xung quanh, điều đó vừa giúp hình thành cái nhìn về thực trạng doanh nghiệp một cách chính xác hơn lại vừa giúp những người dưới quyền cảm thấy thoải mái và làm việc hiệu quả. Và lý do cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng là một lãnh đạo cấp 5 sẽ luôn chú ý đầu tư xây dựng đội ngũ để công ty có thể tiếp tục thành công khi không còn mình nữa thay vì chăm chăm nâng cao quyền lực và tầm ảnh hưởng cá nhân như một lãnh đạo cấp 4 sẽ làm.
3. Đầu tiên là ai rồi mới đến cái gì
![Những điều có thể rút ra từ cuốn ‘Từ tốt đến vĩ đại’ (Good to Great) của Jim Collins bai hoc tu tot den vi dai 3 Những điều có thể rút ra từ cuốn ‘Từ tốt đến vĩ đại’ (Good to Great) của Jim Collins](https://vnwriter.net/wp-content/uploads/2017/01/bai-hoc-tu-tot-den-vi-dai-3.png)
Nếu bạn bắt đầu bằng một điểm đến thì những người lên xe bus cùng bạn chỉ bởi điểm đến đó sẽ lập tức xuống xe ngay khi biết xe định chuyển hướng khi mới đi được 10 cây số. Ngược lại thì những người lên xe cùng bạn chỉ bởi muốn đi cùng với những người đã có mặt trong chuyến xe thì chắc chắn họ sẽ gắn bó và chuyển hướng cùng chiếc xe. Thứ hai nữa là nếu bạn tìm được những người đúng và phù hợp trên chuyến xe thì vấn đề làm sao để thúc đẩy và động viên đồng đội mình sẽ tự động biến mất, đó là vì những người phù hợp sẽ tự có động cơ bên trong thúc đẩy họ làm những việc đúng đắn để đem lại kết quả hoàn hảo nhất có thể.
4. Dám đối diện với sự thật phũ phàng nhưng không bao giờ mất niềm tin
![Những điều có thể rút ra từ cuốn ‘Từ tốt đến vĩ đại’ (Good to Great) của Jim Collins bai hoc tu tot den vi dai 4 Những điều có thể rút ra từ cuốn ‘Từ tốt đến vĩ đại’ (Good to Great) của Jim Collins](https://vnwriter.net/wp-content/uploads/2017/01/bai-hoc-tu-tot-den-vi-dai-4.png)
Trên thực tế thì cả 2 doanh nghiệp đều biết rõ rằng thói quen người tiêu dùng đang thay đổi và cửa hàng của họ cũng phải đổi mới. Nhưng thay vì tích cực thực thi các phương án để thích nghi với môi trường đang thay đổi giống như Kroger thì A&P lại quá say trong hào quang của quá khứ và mơ mộng rằng vấn đề sẽ được tự giải quyết mà không cần thay đổi mô hình kinh doanh quá đỗi hoàn hảo của chính mình.
Jim Collins cũng đồng thời đưa ra các dẫn chứng khác để làm rõ quan điểm của mình rằng khi đối mặt với khó khăn ta phải có niềm tin rằng doanh nghiệp của mình một ngày nào đó sẽ vượt qua tất cả để trở nên lớn mạnh hơn. Tuy nhiên hoàn toàn không được lạc quan tếu khi nghĩ rằng chắc chắn mùa đông năm nay hay mùa hè năm sau ta sẽ vượt qua khó khăn. Đây là một cách suy nghĩ phi thực tế và gián tiếp làm giảm động lực làm việc và hiệu suất lao động của bạn.
5. Hãy làm nhím đừng làm cáo
![Những điều có thể rút ra từ cuốn ‘Từ tốt đến vĩ đại’ (Good to Great) của Jim Collins bai hoc tu tot den vi dai 5 Những điều có thể rút ra từ cuốn ‘Từ tốt đến vĩ đại’ (Good to Great) của Jim Collins](https://vnwriter.net/wp-content/uploads/2017/01/bai-hoc-tu-tot-den-vi-dai-5.gif)
Trong kinh doanh cũng vậy, Jim Collins cho rằng một doanh nghiệp không nên biết quá nhiều thứ, làm quá nhiều việc và đầu tư dàn trải. Hãy là một con nhím chỉ biết một sự thật đơn giản và cắm cúi làm việc mà mình phải làm cho dù người ngoài không đánh giá cao. Chắc chắn thành công bền vững sẽ mỉm cười. Để xác định được việc mình phải làm thì Jim Collins khuyên các doanh nhân phải hiểu rất rõ 3 điều sau đây. Thứ nhất, đâu là thứ mà đội ngũ của bạn thực sự yêu thích và đam mê. Thứ hai, đâu là thứ mà bạn chắc chắn công ty của mình có thể trở thành số 1 về lĩnh vực ấy. Thứ ba, đâu là thứ có khả năng đem lại lợi nhuận. Giao điểm của 3 vòng tròn trên chính là việc bạn phải tập trung đầu tư thời gian, công sức và tiền bạc vào để làm.
6. Văn hóa của sự kỷ luật
![Những điều có thể rút ra từ cuốn ‘Từ tốt đến vĩ đại’ (Good to Great) của Jim Collins bai hoc tu tot den vi dai 6 Những điều có thể rút ra từ cuốn ‘Từ tốt đến vĩ đại’ (Good to Great) của Jim Collins](https://vnwriter.net/wp-content/uploads/2017/01/bai-hoc-tu-tot-den-vi-dai-6.gif)
Đồng thời, Jim Collins cũng nhấn mạnh là các doanh nghiệp phải có sự kỷ luật để gắn bó với những việc đã được xác định là ở trong giao điểm 3 vòng tròn sở trường, đam mê và kinh tế kể trên. Hãy có kỷ luật và cương quyết trong việc từ chối các cơ hội đầu tư không liên quan đến lĩnh vực thế mạnh của mình.
7. Công nghệ chỉ là gia tốc cho tăng trưởng, không phải thứ tạo nên tăng trưởng
![Những điều có thể rút ra từ cuốn ‘Từ tốt đến vĩ đại’ (Good to Great) của Jim Collins bai hoc tu tot den vi dai 7 Những điều có thể rút ra từ cuốn ‘Từ tốt đến vĩ đại’ (Good to Great) của Jim Collins](https://vnwriter.net/wp-content/uploads/2017/01/bai-hoc-tu-tot-den-vi-dai-7.jpg)
Mặc dù khá khó chịu với lời tuyên bố ngạo mạn từ drugstore.com, Walgreens vẫn không bị hoảng loạn và cuống cuồng chạy theo công nghệ mới. Họ hiểu rất rõ ngành mình đang làm, biết đâu là thế mạnh bản thân và từ tốn thử nghiệm từng loại công nghệ mới ở quy mô nhỏ để tìm ra những công nghệ phù hợp nhất với đặc thù của doanh nghiệp mình. Mặc dù đi chậm hơn nhưng Walgreens đã dần dà nâng cấp được hệ thống máy móc và trang web thương mại điện tử của mình lên một đẳng cấp rất tinh vi phức tạp và cực kỳ phù hợp với bản thân họ để gia tăng hiệu quả bán hàng. Trong khi đó số phận của drugstore.com thì sao? Họ nhiều năm liền bị thua lỗ nặng và phải qua nhiều đợt tinh giản biên chế. Đây là một ví dụ điển hình về việc điên cuồng chạy theo đủ loại công nghệ mới mà không có cái lõi là sự am hiểu thị trường và ngành nghề mình đang làm.
8. Sự tăng trưởng giống như việc đẩy một bánh xe lớn
![Những điều có thể rút ra từ cuốn ‘Từ tốt đến vĩ đại’ (Good to Great) của Jim Collins bai hoc tu tot den vi dai 8 Những điều có thể rút ra từ cuốn ‘Từ tốt đến vĩ đại’ (Good to Great) của Jim Collins](https://vnwriter.net/wp-content/uploads/2017/01/bai-hoc-tu-tot-den-vi-dai-8.jpg)
Ở góc độ bên ngoài nhìn vào thì đây giống như thành công bất chợt chỉ sau một đêm ngủ dậy vậy. Nhưng đối với người trong cuộc nếu bảo họ chỉ ra một việc làm duy nhất giúp họ đạt bước nhảy vọt như vậy thì họ sẽ không thể làm được. Đó là vì thành công đến từ hàng triệu những quyết định nhỏ trải dài trong quá trình nhiều năm liền. Mỗi hành động nhỏ lại có mối liên quan và hỗ trợ lẫn nhau và hiệu quả tổng thể của nó thì lớn hơn gấp hàng trăm lần nếu ta lấy từng phần nhỏ để cộng lại.
9. Từ “Từ tốt đến vĩ đại” đến “Xây dựng để trường tồn”
![Những điều có thể rút ra từ cuốn ‘Từ tốt đến vĩ đại’ (Good to Great) của Jim Collins bai hoc tu tot den vi dai 9 Những điều có thể rút ra từ cuốn ‘Từ tốt đến vĩ đại’ (Good to Great) của Jim Collins](https://vnwriter.net/wp-content/uploads/2017/01/bai-hoc-tu-tot-den-vi-dai-9.jpg)
TRẦN MINH CƯỜNG - Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét