Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2019

Năm bài học sống còn giúp bạn thành công

Dù là Jack Ma, Bill Gates, Steve Jobs hay bất cứ một ai muốn đặt chân tới thành công đều từng nếm mùi hoặc ít hoặc nhiều lần thất bại, thậm chí là gục ngã dưới vực sâu. Thế nhưng, điều quan trọng nhất là họ biết đánh đổi những bài học đó trở thành nấc thang để leo lên. Còn leo lên được tới đâu thì kết quả lại phụ thuộc vào chính năng lực và sự phấn đấu của mỗi người.
Có một nhóm bạn trung niên cùng ngồi lại trò chuyện với nhau sau cả năm bận rộn. Nhắc tới sự nghiệp làm ăn, người thì khoe gia đình năm nay khấm khá, ăn nên làm ra hơn trước nhiều, người thì lại buồn rầu chán nản, than vãn tình hình thua lỗ trong kinh doanh. Lúc này, bỗng có người nhắc tới:
"Anh Trương, đợt trước tôi nhớ là anh có bảo phá sản phải đóng cửa công ty rồi, thế giờ anh đang làm gì?"
Người đàn ông được hỏi thừa nhận: "Đúng vậy, 5 năm trước tôi đã mất sạch cả gia tài. Khổ không kể xiết, nhưng giờ thì ổn cả rồi."
Mọi người tò mò hỏi han thêm, anh Trương mới chia sẻ: "Là thế này, lúc đó tôi đóng cửa công ty, bán nhà bán cửa, chạy vạy khắp nơi mới lo êm xuôi vụ phá sản. Xong rồi cả nhà phải dắt nhau đi làm thuê, ở thuê, ăn bữa nay lo bữa mai. Sau đó, tôi tình cờ gặp một ông chủ, người đó đã dạy cho tôi 5 bài học quan trọng, khuyên tôi bán tài sản dưới quê đi để dần dần tìm cách bắt đầu lại. Và rồi các ông thấy đó, thất bại càng sâu thì học được càng nhiều, nhờ thế, tôi lấy lại được cả gia tài bạc tỷ chỉ sau 5 năm mà thôi."
Lời khuyên sống còn của người đàn ông gục ngã thất bại năm 35 tuổi nhưng vực lại cả gia tài bạc tỷ năm 40 - Ảnh 1.

Dưới đây là 5 bài học sống còn đã giúp người đàn ông vực lại từ thất bại của mình chính là những lời khuyên quan trọng sau đây:

1. Duy trì giao tiếp với mọi người
Khi rơi vào thất bại, rất nhiều người quen thói sĩ diện, cảm thấy mất mặt nên từ chối qua lại với tất cả bạn cũ, hủy hoại hoàn toàn mạng lưới quen biết trước đây mà không biết rằng, đó mới là tài sản quan trọng duy nhất mà họ còn có được. Tại thời điểm này, các mối quan hệ sẽ là nguồn sáng thúc đẩy chúng ta vượt qua khó khăn, là cầu nối giúp chúng ta phát triển, nhận ra ai là bạn, ai là bè để thực sự trân trọng những giá trị chân thành xung quanh.

2. Luôn luôn tiến về phía trước
Thất bại có thể khiến chúng ta khom lưng cúi đầu vì gánh nặng tài chính nhưng nhất định không được dậm chân tại chỗ. Cho dù mỗi bước đi đều khó khăn và nặng nề thế nào, cho dù có phải bò hay lết về phía trước, chúng ta cũng không được phép dừng lại vì đâu phải ai cũng còn nhiều thanh xuân, tinh lực, sức khỏe và thời gian để lãng phí. Nếu chính mình còn tự dễ dãi với bản thân, tự buông bỏ mục tiêu cuộc đời thì sẽ chẳng có ai đủ kiên nhẫn để luôn đi sau lưng thúc đẩy bạn tiến bước.

3. Nói ít làm nhiều
Khi có tiền bạc trong tay, đứng ở vị trí lãnh đạo, chúng ta chỉ cần đưa ra ý tưởng, tự khắc sẽ có người phải lên kế hoạch để biến ý tưởng đó thành hiện thực. Nhưng khi đã mất mọi thứ trong tay, lời nói ra cũng chẳng ai quan tâm hay đón ý nói hùa. Vì thế, hãy học cách giữ im lặng, tự tập trung vào tư duy của mình, tự dành thời gian tìm hiểu và thực hiện, làm nhiều hơn nói để đem tới những giá trị thực sự.

4. Luôn tìm cách vượt qua chính mình
Chúng ta của quá khứ là một con người đã từng sai lầm, nếu không thể thay đổi bản thân thì dù cố gắng đến mấy, ai sẽ đảm bảo bạn không quay trở lại với sai lầm kia một lần nữa? Chúng ta phải dũng cảm nhìn vào thất bại trong quá khứ, tìm ra những hạn chế trong đó, tìm cách vượt qua và thay đổi hoàn toàn. Chỉ có như vậy, tiềm năng và nội lực thật sự bên trong mỗi con người mới có cơ hội bộc lộ. Dám thách thức bản thân càng nhiều, cơ hội thay đổi cả tương lai của chúng ta càng cao.

5. Tiếp thu kiến thức
Bên trong mỗi cuốn sách là cả biển trời tri thức dành cho con người. Mỗi ngày đều duy trì thói quen đọc sách, chúng ta mới có thể tiếp thu thêm nhiều kiến thức, mở rộng vốn sống, phát triển trí tuệ và sự khôn ngoan để nắm bắt thành công trong tầm tay. Đừng trông chờ may mắn một ngày nào đó sẽ đến kéo chúng ta ra ngoài thất bại, chỉ có bản lĩnh thực sự mới là nấc thang vững chắc để thoát khỏi vực sâu.

Trần Minh Cường (Sưu tầm)

Thứ Năm, 25 tháng 7, 2019

Chìa khoá thành công số 33 - TS Tô Nhật


Chìa khóa số 33: Chọn 'tông đồ' và đào tạo 'tông đồ' là công việc thường xuyên liên tục của người chủ doanh nghiệp.


Để có được một team đội, lực lượng nhân sự như mong muốn giúp cho chủ doanh nghiệp xây dựng đế chế kinh doanh bền vững, thịnh vượng, trường tồn theo thời gian thì chủ doanh nghiệp cần chọn những người đi theo mình như tông đồ vậy. Đào tạo cho họ có đầy đủ phẩm chất, yêu cầu để đồng hành, giúp chủ doanh nghiệp xây dựng được giấc mơ, khát vọng của mình.

Kết quả hình ảnh cho tô nhật amaccao
   Ta có thể hình dung bên Đạo Thiên chúa có Đức chúa Jesus, bên Phật Giáo có Đức Phật. Các đạo khác đều có những Chúa của đạo giáo đó, và họ cần có tông đồ của mình. Những tông đồ đấy là hiện thân của người Chủ nhằm truyền tải những thông điệp, năng lượng và lan tỏa sự ảnh hưởng để chịu trách nhiệm thực hiện sứ mệnh của người Chủ. Những tông đồ đó họ tuyệt đối tin vào sự lãnh đạo của người chủ, thực sự họ thay cho người chủ của mình để thực thi, chiến đấu, truyền tải thông điệp để đạt được mục tiêu của mình.

VD: xung quanh anh Vượng của Tập đoàn VinGroup có rất nhiều tông đồ đi theo, giúp việc cho anh, chung thủy, trung  thành để giúp anh đạt được như ngày hôm nay và hơn thế nữa. 

Để tôi có thể chia sẻ kinh nghiệm trong việc lựa chọn những người có tố chất vào team đội tạo thành những hạt nhân, những nhà lãnh đạo trung thành thì họ cần phải có những phẩm chất sau đây: khát khao, ý chí cầu tiến để hướng lên cái thiện, những điều mà chủ doanh nghiệp hướng đến (làm sao để mục tiêu của chủ doanh nghiệp và người đi theo mình tương đồng nhau, khớp với nhau); trung thực; phải là con người trách nhiệm (luôn dám làm và dám chịu trách nhiệm; không đổ lỗi, không chối bỏ việc làm sai, không biện minh); chăm chỉ, lăn xả; chủ động trong công việc (biết tự nghĩ việc cần làm để giải quyết vấn đề được giao); năng lực giải quyết vấn đề (người làm lãnh đạo là người phải biết  cách giải quyết vấn đề của mình. Họ trăn trở, tìm cách xoay sở giải quyết cho bằng được nhiệm vụ được giao).
Trên đây là những yếu tố căn bản để có được người lãnh đạo trung thành, giỏi giang, có tài có đức. Những yếu tố này hiện nay chúng tôi đang xây dựng, phát triển để có được team đội mạnh, tông đồ tuyệt vời.
   Công việc để chọn lựa và huấn luyện tông đồ cần thường xuyên, liên tục  là nhiệm vụ vô cùng quan trọng để tạo tiền đề và có đủ điều kiện để mở rộng quy mô, tăng trưởng để có được thế hệ kế cận, giúp cho doanh nghiệp phát triển bền vững được. Ngay cả khi chủ doanh nghiệp có ý tưởng tuyệt vời, khả năng chọn lựa cơ hội tuyệt vời mà thiếu những con người lãnh đạo trách nhiệm, chủ động công việc, chăm chỉ, có khả năng giải quyết vấn đề thì cũng chịu. Không thể nào mà quản lý hết được, càng rộng càng to thì càng khó quản lý. Nếu ta có một đội ngũ được đào tạo huấn luyện với các yếu tố trên thì sẽ yên tâm giao cho những người có năng lự giải quyết vấn đề không khác gì chúng ta, thậm chí hơn. Đó là cơ sở để cho doanh nghiệp phát triển, trở nên vĩ đại.

 Doanh nhân - Tiến sĩ Tô Nhật

Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2019

Kết quả của tôi trong 5 năm, nhảy việc 24 lần ...

Chúng ta đều nhận mình là người trưởng thành. Đã là người trưởng thành thì điều cơ bản nhất là phải biết tự mình chịu trách nhiệm với bản thân. Tự chịu trách nhiệm ở đây không chỉ là chịu trách nhiệm với tiền đồ, thu nhập, tương lai của bản thân mà còn là tự điều chỉnh cảm xúc của bản thân, không có ai có nghĩa vụ phải bảo hộ cho trái tim nhạy cảm của ta.

Trong 5 năm, tôi đã nhảy việc 24 lần: Công việc ngắn nhất chỉ làm có nửa ngày, công việc dài nhất thì được 4 tháng... - Ảnh 6.
Tôi tốt nghiệp đại học năm 2014. Sau khi tốt nghiệp, bởi tuổi đời còn trẻ, cũng coi là có nhiều cơ hội phát triển, cho nên tôi đã không ngần ngại nhảy việc liên tục, chỉ cần có chút không vừa ý là tôi xin nghỉ, bỏ việc ngay.
Tốt nghiệp 5 năm, nhảy việc 24 lần.
Công việc ngắn nhất chỉ làm có nửa ngày, công việc dài nhất thì được 4 tháng.
Thế nhưng, cứ hứng lên lại thôi việc đã biến cuộc sống của tôi thành một nồi lẩu thập cẩm!
Cho tới ngày hôm nay, cũng đã 30 tuổi đầu rồi mà chưa có được gì ra hồn, có tiếp tục đi xin việc thì cũng không còn mấy công ty muốn mời nữa.
Hồi đầu năm nay, tôi có đăng CV của mình lên 20 trang mạng, kết quả là chỉ có một cuộc điện thoại duy nhất gọi đến phỏng vấn. Trong điện thoại, vị nhân sự đó hỏi: “Tại vì sao mà mấy năm nay bạn lại chịu khó đổi công việc như thế?”
Tôi trả lời: “Có thể là vì tôi vẫn chưa tìm được một vị trí công việc thật sự phù hợp.”
Người nhân viên đó vừa nghe xong, liền nhẹ nhàng cúp điện thoại, không hề gọi lại nữa. Sau đó, tôi nghĩ tới nhờ bạn bè giới thiệu công việc. Nhưng vì bản thân có quá ít bạn bè, lật một hồi danh bạ, mới phát hiện ra mình chẳng có một người bạn thật sự nào có đủ khả năng cả.
Nghĩ đến làm freelancer thì người ta cũng phải xem vào kỹ năng, kiến thức chuyên môn phải hơn ứng viên khác, còn tôi? Thôi bỏ đi, mấy năm nay căn bản là chẳng chịu học thêm thứ gì, nên tìm không nổi những phần công việc như thế. Nghĩ đến làm công việc chân tay? Làm ngành dịch vụ ăn uống? Xin lỗi, bản thân không chịu được vất vả.
Cứ như thế, tôi đã phải ở trong căn phòng trọ cũ rích đến mấy tháng nay rồi, không biết nên đi đâu về đâu. Thậm chí có thời gian tôi còn nghĩ đến việc nhắn tin trên mạng cho sếp cũ trước đây để xin vào làm lại từ đầu, tin nhắn vừa gửi đi thì “XX đã bật chế độ bạn bè, thật tiếc bạn vẫn chưa phải là bạn của anh ấy…”
Là một người đã tự tay phá hủy đi tiền đồ của mình, tôi muốn tự lật lại những bài học xương máu của mình để gửi đến những người bốc đồng, nông nổi, những người bướng bỉnh, những người chưa hiểu rõ về nơi làm việc, bao gồm cả những bạn trẻ còn đang mơ mộng hoang tưởng một vài lời khuyên dưới đây.
Hy vọng mỗi người các bạn đều có thể đọc và suy ngẫm đến cuối cùng, đừng giống như tôi, để rồi phải rơi vào thảm cảnh này.
Thứ nhất: Động một tý xin nghỉ ứng với một cái “chết” rất nhanh
Nếu như bạn là người sinh sau năm 90, bạn nhất định phải khắc phục cái suy nghĩ ngớ ngẩn này: “Mình vẫn còn trẻ, mình vẫn có nhiều thời gian”. Trên thực tế, thời gian của chúng ta thật sự vô cùng ít.
Tôi nghe mấy người làm nhân sự nói, bây giờ những người sinh năm 90 mà đi tìm việc, đều sẽ bị loại hồ sơ, bởi vì cũng đã gần 30 tuổi rồi, kinh nghiệm có rồi kiểu gì lương cũng có yêu cầu cao trong khi công ty không mấy cần thiết như thế, không đáng!
Đặc biệt là phái nữ, ở tuổi đó cần có đủ các loại phụ cấp, chính sách thai sản, doanh nghiệp tuyển thì không hiệu quả mà sa thải cũng không thể, đơn vị nào dùng người cũng rất cẩn thận, nên càng khó chấp nhận.
Một khi trên 25 tuổi, ở nơi làm việc đã bắt đầu cảm thấy khó xử rồi. Đến khi bạn đi xin việc, người ở đó sẽ vô cùng hiếu kỳ mà nghe ngóng xem tình trạng hôn nhân của bạn hiện tại như thế nào. Sau đó thì… Cũng có thể nói rằng, chúng ta chỉ có mấy năm ngắn ngủi của cái gọi là độ tuổi hoàng kim. Qua cái đoạn thời gian đó rồi, nơi làm việc cũng không còn trọng dụng ai hơn ai. Mặt khác thông thường xin nghỉ việc rồi, bạn cũng rất khó để học được kỹ năng thật sự trong lĩnh vực đó.
Trước đây từng có một sếp nói với tôi thế này, nếu bạn muốn nắm được bản chất của một ngành nghề nào đó, bạn ít nhất phải gắn bó với nó 5 năm. Còn tôi thì, 5 năm cũng là gắn bó 5 năm đó, chỉ có điều là gắn với 24 địa điểm khác nhau mà thôi.
Đó chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng của tôi bây giờ: Cứ mãi đi phỏng vấn, cứ mãi thử việc, rồi vẫn cứ bị từ chối. Nói đến học được bản chất của ngành ư? Sao có thể đây! Tôi của hiện tại nghèo đến nỗi gọi một bữa ăn nhanh 40 nghìn cũng phải chia làm 2 bữa ăn. Mua một bộ quần áo mới cũng phải cố mặc hơn 1 năm nay rồi.
Nói đến mua đồ online tôi mới chợt nhớ ra, trước đây có một bài báo phỏng vấn Mã Vân (Jack Ma): “Ông có cách nhìn nhận như thế nào về những người trẻ rất hay nhảy việc hiện nay?"
Mã Vân nói một vài câu thế này, tôi nghĩ là mọi người cũng nên nghe thử. Ông ta nói, phần công việc đầu tiên của ông ấy là làm thầy giáo, vốn không phải là công việc bản thân yêu thích, nhưng bởi vì khi vừa tốt nghiệp, viện trưởng đã nói với ông mong ông hãy làm công việc này ít nhất 6 năm. Mã Vân vì trọng lời hứa đó, nên đã kiên trì làm suốt 6 năm, sau đó mới bắt tay vào khởi nghiệp.
Hơn nữa, trong 6 năm này ông cũng phát hiện ra niềm vui trong công việc giảng dạy. Vì thế đối mặt với thực trạng “nghiện” nghỉ việc của người trẻ, ông nói: “Từ tận trong thâm tâm bạn phải tự đặt cho mình một lời hứa hẹn, đối với phần công việc này mình phải làm được ít nhất 3 năm mới rời đi.”
“Rất nhiều người, cứ chạy tới chạy lui quả không phải là điều gì hay ho!”
“Thông thường những người trẻ 20-30 tuổi thường không có định hướng rõ ràng cho tương lai, trong đầu lúc nào cũng có rất nhiều ý tưởng, cảm thấy mình việc gì cũng làm được, thực tế thì chẳng việc gì làm tốt cả.”
“Bạn phải gắn bó với một người sếp, đem một phần công việc kiên trì làm đến cùng.”
“Chính là tập trung vào trước mắt, đem những việc bạn có thể làm được làm cho tốt nhất.”
Cho đến bây giờ ngẫm lại tôi mới thật sự hiểu được ý nghĩa đích thực trong lời nói năm đó của Mã Vân.
Trong 5 năm, tôi đã nhảy việc 24 lần: Công việc ngắn nhất chỉ làm có nửa ngày, công việc dài nhất thì được 4 tháng... - Ảnh 3.
Thứ hai: Cảm xúc nhất định phải ổn định
Lần mà tôi hối hận nhất đó là xin từ chức từ một công ty Media mới thành lập.
Bởi vì lĩnh vực đó phát triển mạnh, công ty làm ăn được nên lương của mỗi người cũng khá cao, thời điểm đó cũng tính trên đầu 10 triệu rồi. Thế nhưng bởi vì tự phụ, cảm thấy công ty không quan tâm tới đời sống tinh thần của nhân viên, giám đốc đối với tôi lại không mấy tín nhiệm, chỉ một lần sai sót nhỏ thôi cũng bị trừ lương mất 1 triệu, nhất thời uất ức tôi liền xin nghỉ việc ở đó.
Kể từ đó tôi không còn tìm được công ty nào tốt như thế nữa. Sau đó ngẫm lại mới phát hiện ra cảm xúc quá đỗi bốc đồng chính là yếu điểm làm sát thương chính mình.
Trời sinh tính như thế, mỗi lần chịu uất ức là tôi cứ nghĩ đó là lỗi của công ty, là lỗi của lãnh đạo, là sai lầm của hệ thống. Tôi không hề nghĩ tới vấn đề nằm ở chính cảm xúc của bản thân. Tôi chưa từng chủ động nói chuyện, cũng chưa từng nghĩ qua việc tìm cách giải quyết, cách làm của tôi đơn giản là nghỉ việc thôi đi tìm việc khác tốt hơn.
Giữ cho cảm xúc luôn luôn ổn định là EQ cơ bản nhất tại môi trường làm việc.
Suy cho cùng, công ty là nơi làm việc không phải là nơi điều trị tâm lý, càng không phải nhà trẻ, cho nên nó không có trách nhiệm gì với những sự chán nản và sự cáu gắt của bất kỳ ai, cũng không thể xoay theo 360 kiểu vui buồn bất chợt của bạn.
Cho nên, về mặt cảm xúc đó, chúng ta nên tự bản thân học cách xử lý nó.
Chúng ta đều nhận mình là người trưởng thành. Đã là người trưởng thành thì điều cơ bản nhất là phải biết tự mình chịu trách nhiệm với bản thân. Tự chịu trách nhiệm ở đây không chỉ là chịu trách nhiệm với tiền đồ, thu nhập, tương lai của bản thân mà còn là tự điều chỉnh cảm xúc của bản thân, không có ai có nghĩa vụ phải bảo hộ cho trái tim nhạy cảm của ta. Ngoài chính bản thân chúng ta!
Thứ ba: Nhất định phải là một người đáng tin cậy
Cái gọi là đáng tin cậy giống như câu nói quen thuộc: “Mọi việc một khi có sự bàn giao thì đều phải có kết quả, phải đưa lại lời giải đáp thích đáng.”
Mỗi công ty đều có một cơ chế vận hành riêng. Nhưng có một điểm mọi công ty đều giống nhau, lãnh đạo luôn mong muốn cắt giảm tối thiểu chi phí, nâng cao hiệu suất làm việc, nâng cao lợi nhuận, dù là việc to nhỏ đều hiển nhiên như thế.
Cho nên khi giao cho bạn một công việc nào đó, nhất định phải làm cho xong, đưa ra được lời đáp, có được kết quả, có được sự cải tiến.
Tôi có một cô bạn đại học như thế. Công ty giao cho cô ấy bất kỳ hạng mục nào, dù cho không có yêu cầu về deadline, về kết quả, lợi nhuận nhưng ngay sau khi nhận công việc, việc đầu tiên cô ấy làm là vạch ra một bản phương án làm việc, bao gồm có deadline hoàn thành, tiến trình công việc và kết quả lợi nhuận dự kiện. Mọi thứ đều rõ ràng và cứ thế chấp hành mà không cần ai nhắc nhở. Chỉ dựa vào điểm đó thôi cũng đủ để xếp cân nhắc thăng chức tăng lương cho cô ấy rồi.
Quản lý cũng phải kinh ngạc với cô ấy.
Trong thời gian theo hạng mục, tối nào cô cũng tỷ mỉ xem xét lại quá trình, thậm chí làm không xong, cô ấy cũng đem những khó khăn gặp phải nói với lãnh đạo, chân thành khiêm tốn xin chỉ dạy và trợ giúp từ sếp. Sau khi hạng mục kết thúc, đến Tổng giám đốc cũng đều biết đến sự tận tâm cẩn thận của cô.
Trong khi đó, tôi lại hoàn toàn tương phản. Sếp bảo tôi làm gì, tôi làm rồi, nhưng trước giờ đều không nói gì. Tôi cho rằng đó là sự khiêm tốn của bản thân, nhưng tôi không hề hay biết, ở nơi làm việc mình không nên để người khác đoán, càng không nên để cấp trên chơi trò đuổi hình bắt chữ, đoán đoán rồi đoán.
Bạn đã làm được gì, nói ra... Bạn gặp phải khó khăn gì, nói ra...
Tôi vì thiếu đi cái nhận thức này, nên trước sau quá trình làm việc đều không muốn nói ra. Các vị sếp trước đây của tôi 80% đều cho rằng tôi là người không có cố gắng, làm việc không tốt, không chủ động học hỏi, không hết lòng với công việc. Sau đó, vì bị hiểu nhầm nên tôi lại không kiềm chế được cảm xúc của mình và rồi… nghỉ việc. Tất cả đều là tôi đáng đời!
Môi trường làm việc không có đường tắt, nếu có, cũng chỉ có 1 con đường, đó chính là làm cho bản thân trở nên đáng tin cậy hơn. Điều đó sẽ giúp chúng ta nhanh chóng trưởng thành, nhanh chóng đạt được sự công nhận của mọi người.
Trong 5 năm, tôi đã nhảy việc 24 lần: Công việc ngắn nhất chỉ làm có nửa ngày, công việc dài nhất thì được 4 tháng... - Ảnh 5.
Thứ tư: Phải hiểu rằng công việc hiện tại của bạn chính là sự lựa chọn tốt nhất trong phạm vi năng lực của bản thân
Tôi tin rằng, trước khi bạn làm một công việc gì đó, bạn cũng phải tìm rất lâu rồi, đưa ra rất nhiều lựa chọn rồi, cuối cùng chọn ra được một công ty, bởi vì đó đã là sự lựa chọn tốt nhất trong phạm vi năng lực hiện tại của bạn.
Nếu đã là tốt nhất thì phải làm sao cho xứng với cái “tốt nhất” đó.
Không nói phải dồn hết 100% tinh thần và nỗ lực vào làm cho tốt, nhưng ít nhất phải đầu tư vào đó 80% năng lực và nỗ lực của bản thân. Tôi không có nên tôi đã thua rồi.
Lúc mới bước vào công ty, dăm bữa nửa tháng đầu tôi đều cảm thấy rất mới lạ, hứng thú với công việc, đến giai đoạn sau, khi công việc đi vào quỹ đạo hoạt động hiệu quả rồi, tôi liền xuất hiện cảm giác: “Mỗi ngày đều là công việc nhàm chán vô vị này, thật phiền và nhàm chán!”. Dần dần từ trong tiềm thức bắt đầu moi móc những vết mốc ở công ty.
Nào là không có trà chiều, lương thưởng hàng tháng quá ít, lãnh đạo quá nghiêm khắc, không thân thiện, không khí tại văn phòng không thoáng đãng, giám sát hiệu suất quá nghiêm ngặt, tại vì sao làm sai thì bị phạt mà lại không dùng lương thưởng để khuyến khích nhân viên…  Và rồi càng ngày càng không thoải mái, đúng kiểu khỏi vết sẹo rồi thì cũng quên đi những đau đớn.
Tôi đã quên mất tôi lúc đầu đã vất vả như thế nào để có được phần công việc này. Cũng quên rồi, những lời nói lúc đầu nói với lãnh đạo: “Em không đòi hỏi lương thưởng gì cao, chỉ mong muốn được học hỏi thêm kiến thức, kinh nghiệm làm việc.” Cũng quên rồi, lúc mà tôi nhận được lời mời làm việc, tôi đã vui mừng như thế nào. Cứ như thế, một lần rồi lại một lần, tôi đã tự tay hủy đi những lựa chọn tốt nhất của mình thời điểm đó.
Công việc tốt nhất, chính là công ty Media ngày đó, tiếp theo là công ty du lịch, sau nữa là công ty triển lãm nghệ thuật. Những công ty khác sau đó đều có mức lương không quá 7 triệu, càng ngày càng ít, càng ngày càng phức tạp, càng ngày càng loạn.
Thứ năm: Đừng có đi đến đâu cũng gieo rắc kẻ thù
Đặc biệt là đừng có dùng cái tính khí nhỏ mọn của mình để đối đầu với những người mà đáng lẽ mình nên học hỏi.
Tôi từng làm ra một việc đần độn nhất, chính là nói xấu sếp với bạn bè.
Tất nhiên không phải là trực tiếp mắng mỏ gì, chỉ là nói bóng chỉ gió, nói người này người kia cốt cách không tốt. Kết quả cũng bị sếp biết được. Và là nguyên nhân khiến tôi lần đầu tiên bị sa thải, chứ không phải là bản thân tự xin nghỉ.
Còn có một lần, trong lúc ăn cơm, tôi với mấy đồng nghiệp tám chuyện với nhau, thế nào rồi lãnh đạo công ty cũng biết được. Không cần nghĩ nhiều cũng biết ngay, tôi đã vô tình gieo rắc kẻ thù trong công ty rồi.
Thật sự, đừng làm những người vô văn hóa, đừng nói năng linh tinh bừa bãi, đừng nói xấu người khác sau lưng. Cư xử hòa nhã với mọi người không bao giờ là dư thừa.
Vậy đó, các bạn đừng giống như tôi, làm người lại quá tự phụ, cao lãnh, không đáng tin, không có gì cố định trong đời, đi đến đâu hay đến đó, như thế thì ta biết đi đâu về đâu.

Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2019

Học cách sống theo Triết lý sống đơn giản của người Nhật ...

Hãy học cách sống theo Triết lý sống đơn giản của người Nhật giúp bạn nhận ra: Sự hoàn hảo trong cuộc sống vốn không tồn tại, đừng tự làm khó mình khó người!


Tự cổ chí kim, con người đều phấn đấu cho một cuộc sống hoàn hảo. Thế nhưng bạn có hiểu được rằng, hoàn hảo vốn không phải là đích đến, nó là một hành trình. Đừng đi tìm những điều không có, hãy bình tâm lại và khám phá những điều hiện hữu quanh ta.
Thomas Oppong là nhà sáng lập, biên tập viên của Alltopstartups.com - một cộng đồng trực tuyến dành cho các doanh nhân trẻ. Anh còn là cây bút nổi tiếng trên các trang Inc. Magazine, Business Insider, Forbes, Entrepreneur. Dưới đây là bài viết thể hiện một góc nhìn của anh về triết lýWabi-Sabi đã được chia sẻ trên trang Medium:
Cuộc sống này vốn phức tạp. Con người vẫn ngày ngày chạy theo guồng quay không ngừng của xã hội để theo đuổi sự hoàn hảo - về vật chất, các mối quan hệ, thành tích - điều mà họ vẫn biết rằng sẽ khiến họ thêm căng thẳng, lo lắng, buồn phiền và có những sự phán xét vội vàng. Tuy nhiên, ở Nhật Bản có một triết lý về việc chấp nhận sự không hoàn hảo ở con người và cuộc sống, gọi là Wabi-Sabi.
Triết lý Wabi-Sabi của người Nhật khuyến khích con người tập trung vào những vẻ đẹp ẩn dấu bên trong bản chất mọi thứ, trong cuộc sống hàng ngày và tôn vinh tính tích cực của chúng thay vì phán xét.
Theo tiếng Nhật, Wabi được định nghĩa là sự mộc mạc, khiêm tốn, giản dị. Sabi có nghĩa vẻ đẹp của tạo hóa, thời gian. Khái niệm về Wabi-Sabi rộng và hầu như không thể gói gọn trong một bài viết, nhưng có thể dễ dàng áp dụng môt cách đơn giản vào những khoảnh khắc đời thường của cuộc sống.
Wabi-Sabi không chỉ là một cách nhìn, mà còn là "một lối sống biết trân trọng và chấp nhận sự phức tạp đồng thời đề cao sự đơn giản", tác giả Richard Powell đã viết trong cuốn Wabi-Sabi Simple. Ông cho rằng triết lý này thừa nhận ba thực tế đơn giản: Không có gì là mãi mãi, không có gì là hoàn toàn và không có gì là hoàn hảo.
Thậm chí nhiều khi Wabi Sabi còn được gọi là "Zen of things", như một minh họa cho rất nhiều giáo lý minh triết của nhà Thiền. 
Theo học thuyết Zen của Phật giáo Nhật Bản, có bảy nguyên tắc thẩm mỹ của Wabi-Sabi:
- Kanso - sự đơn giản
- Fukinsei – sự thăng bằng
- Shibumi - vẻ đẹp trong sự tinh tế
- Shizen – sự tự nhiên
- Yugen – sự tinh tế sâu sắc
- Datsuzoku – sự thanh tao
- Seijaku - sự yên tĩnh
Triết lý vượt thời gian này có liên hệ trực tiếp đối với cuộc sống hiện đại, khi mà chúng ta đang đi tìm ý nghĩa và sự thỏa mãn bên ngoài chủ nghĩa duy vật, Wabi-sabi giống như chủ nghĩa tối giản với sự lựa chọn có ý thức. Khái niệm này có nguồn gốc từ nghi thức trà đạo truyền thống của Nhật Bản. Một lời giải thích phổ biến cho nó là ví dụ về một tách trà được làm bởi bàn tay của một nghệ nhân, bị nứt hoặc sứt mẻ do sử dụng liên tục. Những dấu vết của sự không hoàn hảo như vậy nhắc nhở chúng ta rằng không có gì là vĩnh viễn – điều gì cũng có thể thay đổi.
Nghệ thuật Kintsugi là một ví dụ tuyệt vời của Wabi-Sabi trong sáng tạo nghệ thuật, nơi những mẫu gốm rạn vỡ được "vá" lại bằng chất liệu sơn mài có phủ bột vàng lên như một cách để thể hiện vẻ đẹp của thời gian trên mẫu vật thay vì che giấu các "khiếm khuyết" của chúng. Các lỗi trên sản phẩm không được ẩn đi mà được tô sáng lên. Điểm nhấn của nghệ thuật Kintsugi nói riêng và Wabi-sabi nói chung chính là thu hút sự chú ý vào các vết nứt trên tách trà như một phần vẻ đẹp của vật thể.

Triết lý sống đơn giản của người Nhật giúp bạn nhận ra: Sự hoàn hảo trong cuộc sống vốn không tồn tại, đừng tự làm khó mình khó người nữa! - Ảnh 2.

Trong cuốn sách The Unknown Craftsman, tác giả Soetsu Yanagi cho rằng sự không hoàn hảo là cần thiết cho sự đánh giá đầy đủ về các đối tượng và thế giới. "Chúng ta bị đẩy lùi bởi sự hoàn hảo, vì mọi thứ đều rõ ràng ngay từ đầu và không có gợi ý nào về những điều vô hạn".
Wabi-Sabi có ở khắp mọi nơi, bạn chỉ cần biết cách nhìn và nắm bắt khái niệm triết lý này trong cuộc sống của bạn. Về cơ bản, triết lý này dạy con người chấp nhận việc tìm kiếm vẻ đẹp trong mọi thứ dù chúng không hoàn hảo. Đó là lí do những vết nứt trên tách trà cũ được nhìn nhận là tài sản thay vì là khiếm khuyết.
Theo lời tác giả Robyn Griggs Lawrence của cuốn: "Bất toàn đơn giản: xem xét lại ngôi nhà Wabisabi" (Simply Imperfect: Revisiting the Wabi-Sabi House): "Wabi-Sabi là một cách nhìn khác, một tư duy khác. Đó là thật sự chấp nhận rằng ta có thể tìm thấy cái đẹp trong bản chất của mọi thứ."

Tinh thần Wabi-Sabi trong cuộc sống hằng ngày
Triết lý sống đơn giản của người Nhật giúp bạn nhận ra: Sự hoàn hảo trong cuộc sống vốn không tồn tại, đừng tự làm khó mình khó người nữa! - Ảnh 3.

Tác giả Mike Sturm cho rằng Wabi-sabi là triết lý về việc chấp nhận bản thân và xây dựng những gì bạn đã có trong cuộc sống. Ông viết: "Hiểu được Wabi-Sabi là dễ (hoặc khó) cũng như việc thấu hiểu và chấp nhận bản thân không hoàn hảo. Từ bi với chính mình, đừng sốt sắng cố gắng thay đổi chính mình rồi trở thành một ai đó hoàn toàn không phải bạn".
Ngày nay, khi mà việc đánh giá cao những thứ chúng ta có, những người chúng ta yêu quý và những trải nghiệm thực tế của cuộc sống đang mất dần giá trị thì Wabi-Sabi đại diện cho sự quý giá của trí tuệ con người, coi trọng sự yên tĩnh, hài hòa, những vẻ đẹp giản đơn và sự không hoàn hảo.
Triết lý này vận động nhẹ nhàng giúp bạn thư giãn giữa thế giới hiện đại ồn ào và bận rộn. Thay vì vội vã đi tìm những thứ "không hề tồn tại", tại sao chúng ta không tiếp nhận triết lý đơn giản này, trân trọng những điều đẹp đẽ đơn thuần ở xung quanh mình. Có lẽ mọi thứ trong cuộc sống này vốn dĩ đã đẹp rồi, chỉ là chúng ta có nhận ra vẻ đẹp ấy không thôi.
Nói một cách đơn giản, Wabi-Sabi cho phép bạn nắm bắt sự hoàn hảo trong sự không hoàn hảo của bạn. Wabi-Sabi cho phép bạn là chính mình.
Nguồn: cafef.vn

TRẦN MINH CƯỜNG (Sưu tầm)

Thứ Ba, 5 tháng 3, 2019

Đánh thức tiềm năng của Bạn qua 30 triết lý sống rất sâu sắc ...

Không có tri ​​thức và bản lĩnh, cho dù đi vạn dặm đường, bạn cũng chỉ là người đưa thư...


1. Cảnh giới cao nhất của cuộc đời là gì?
Có thể hưởng thụ thứ tốt nhất thì cũng có thể chịu đựng thứ tệ nhất.
2. Tiêu chuẩn để kết bạn là gì?
Người khởi đầu khôn ngoan, người vào đời mạnh mẽ, hoặc đơn giản nhất là người thường nhưng sáng lạn như ánh sáng mặt trời.
3. Định nghĩa "nghĩ kỹ" là như thế nào?
"Nghĩ kỹ" rồi chính là sau này có vấn đề gì xảy ra, hãy trách chính mình chứ đừng trách người khác.
4. "Đừng để con mình thua cuộc ngay từ vạch xuất phát" có đúng hay không?
Cả đời đều bị so sánh với người khác, thậm chí từ lúc còn chưa sinh ra, đây chính là ngọn nguồn của mọi bi kịch.
5. Làm thế nào để cải thiện chất lượng cuộc sống?
Dám bản lĩnh đập đi xây lại.
6. Nếu quay lại thời còn trẻ, bạn mong mình thông tỏ đạo lý nào nhất?
Những cảm xúc bên trong quan trọng hơn ngàn đạo lý to lớn bên ngoài.
7. Dùng tiền để học tập sách vở hay du lịch trải nghiệm khắp thế giới thì tốt hơn?
Không có tri ​​thức, cho dù đi vạn dặm đường, bạn cũng chỉ là người đưa thư.
8. Tình yêu hoàn hảo trong trái tim bạn là gì?
Không hoàn hảo chính là điều hoàn hảo nhất.
9. Cuộc sống ở nước ngoài có thay đổi quan niệm "đúng sai" của bạn?
Rất nhiều điều trên đời không có đúng hay sai, chỉ có sự khác biệt cần nhìn nhận.
10. Làm thế nào để biến thế giới này thành một nơi tốt đẹp hơn?
Hãy biến bản thân trở nên tốt hơn.
11. Thời tuổi trẻ, tại sao cái chúng ta cần là bạn bè mà không phải quan hệ?
Không tiếp cận nhau vì mục đích cá nhân, chúng ta mới có thể thực sự chạm đến trái tim của mọi người.
12. Điển hình của EQ (chỉ số cảm xúc) thấp là gì?
Tôn trọng người lạ và bạo lực với người thân.
13. Nếu có người muốn chứng minh: "Xã hội này vốn tồi tệ như vậy"?
Bạn là người như nào, thế giới xung quanh bạn sẽ như vậy.
14. Tự do là gì?
Là cách người ta có quyền nói ra chữ "Không" để từ chối.
15. Đều là người giỏi giang, bản lĩnh hơn mình, tại sao chúng ta ghen tị với người này nhưng lại sùng bái người nọ?
Hơn ít sẽ ghen tị, hơn quá nhiều chỉ biết sùng bái.
Có thể vượt qua sẽ ghen tị, không thể chạm tới chỉ biết sùng bái.
Xung đột lợi ích sẽ ghen tị, vô hại an lành mới có thể sùng bái.
16. Tại sao khi thấy một bức ảnh đẹp, bạn sẽ hỏi "Dùng máy ảnh nào mà xịn thế?", nhưng khi nhìn một bức ảnh xấu, bạn lại chê "Sao cậu chụp dở vậy?"
Với bản thân, chúng ta quy thành công cho chính mình và đổ lỗi thất bại cho hoàn cảnh.
Với người khác, thành công của họ là do hoàn cảnh tạo nên, còn thất bại là do chính họ gây ra.
17. Kỹ năng nào có thể học trong thời gian ngắn nhưng đem lại lợi ích cực kỳ lâu dài?
Khen ngợi người khác.
18. Làm thế nào để thoát khỏi tình trạng lo lắng?
Bắt tay vào làm.
19. "Không oán thán", nói thì dễ nhưng làm thế nào?
Tự hiểu mình sẽ không oán người khác, tự hiểu mệnh sẽ không oán ông trời.
20. Sinh vật vào chắc chắn không bao giờ biết bơi?
Mẹ và vợ. (Bắt nguồn từ câu hỏi thường gặp: "Nếu mẹ và vợ cùng rơi xuống sông, anh sẽ cứu ai trước?")
21. Người nào sống hạnh phúc nhất?
Người không bao giờ so sánh bản thân với mọi người.
22. Tại sao chúng ta phải làm việc chăm chỉ?
Để bản thân có đủ năng lực từ chối người khác và bản lĩnh tự kiểm soát cuộc sống của mình.
23. "Người xấu sống lâu, người tốt chết sớm": Nếu làm người tốt chưa chắc đã có thiện báo, tại sao chúng ta không trở thành người xấu?
Chúng ta không kiên trì một việc gì đó vì kết quả sau cùng tốt hay xấu, mà vì chúng ta luôn vững tin điều mình làm là đúng, là không trái lương tâm.
24. Nửa đời trước và nửa đời sau được phân chia ở đâu?
Chính tại thời điểm này, nếu bạn đủ quyết tâm.
25. Ba mươi tuổi mới bắt đầu ôn thi đại học, học tiếng Anh, học sáng tác âm nhạc, chơi đạo cụ... có kịp không?
Tại sao không? Có hai thời điểm tốt nhất để trồng cây: Một là mười năm trước, hai là hiện tại.
26. Hành động nào dễ làm mất lòng người khác nhất mà chúng ta không hề nhận ra?
Coi đối phương như người một nhà, tự nhiên quá mức dễ trở thành vô duyên.
27. Cách tốt nhất để tiết kiệm tiền hiệu quả là gì?
Trước khi mua bất cứ điều gì, hãy nhớ tự hỏi mình châm ngôn sau: Chúng ta thích, chúng ta cần, chúng ta phù hợp. (Mười chữ trên có thể áp dụng cho rất nhiều thứ, rất nhiều chuyện và rất nhiều người, bao gồm cả chuyện tình cảm)
28. "Tri hành nhất hợp" là gì? Tại sao phải áp dụng nó trong cuộc sống?
Biết và làm bao giờ cũng phải đi đôi với nhau. Biết mà không làm thì chẳng khác gì không biết.
29. Những hành động nào chỉ lãng phí thời gian?
Chỉ suy nghĩ mà không tiếp thu, chỉ đắn đo mà không quyết định.
30. Đạo lý nào mà khi vừa đọc, chúng ta không thể tin, đến khi tự mình trải nghiệm mới không thể nghi ngờ được nữa?
Đừng bao giờ đánh giá quá thấp khả năng và đánh giá quá cao sự kiên trì của bản thân mình.

Trần minh Cường  - Sưu tầm

Thứ Năm, 28 tháng 2, 2019

Đánh thức con người phi thường trong bạn - Tony Robbins

Những nguyên tắc nền tảng tạo ra sự thay đổi bền vững con người bạn và sự nghiệp của Bạn ...


"Tôi thực sự tin tưởng trong mỗi chúng ta có một con người phi thường đang say ngủ. Mỗi người đều có thực tài, có năng khiếu và có cả một chút khí chất thiên tài chỉ đang chờ được đánh thức…

Tôi viết quyển sách này chỉ với một nguyện vọng: mong sao nó sẽ "trở thành một tiếng gọi lay tỉnh, thách thức những ai vẫn còn nhiệt tâm với cuộc sống, giúp họ khai thác nguồn sức mạnh mà Tạo hóa đã ban tặng. Để Đánh thức con người phi thường trong bạn, Anthony Robbins đã theo đuổi, nghiên cứu những gì mà ông xem như là những nguyên tắc nền tảng tạo ra sự thay đổi bền vững. Bạn đọc sẽ được hiểu rõ về chúng và cách áp dụng trong quyển sách này, ông cũng muốn chia sẻ với bạn đọc 3 nguyên tắc, cũng là 3 bước cơ bản có thể áp dụng ngay để thay đổi cuộc đời mình. Những nguyên tắc này tuy rất đơn giản, song lại hết sức hiệu quả nếu được vận dụng thành thục.
1. Nâng tầm bản thân 2. Thay đổi niềm tin hạn hẹp về bản thân 3.Thay đổi chiến lược
Và quan trọng hơn, bạn tập trung làm chủ 5 khía cạnh trong cuộc sống mà Anthony Robbins tin là ảnh hưởng tới chúng ta nhiều nhất: 1. Làm chủ cảm xúc 2. Làm chủ cơ thể 3. Tạo dựng và duy trì mối quan hệ 4. Quản lý tài chính 5. Làm chủ thời gian Đa phần mọi việc chúng ta làm đều hướng tới mục đích là thay đổi cảm nhận của bản thân – nhưng chúng ta ít khi hoặc chẳng bao giờ được hướng dẫn cách thực hiện điều này thật nhanh chóng và hiệu quả. Chúng ta thường xuyên sử dụng trí óc để tự dồn ép mình vào những trạng thái cảm xúc tiêu cực, và quên mất những khả năng vốn có. Rất nhiều người phó mặc cho điều kiện ngoại cảnh chi phối những cảm xúc của mình – những điều mà lẽ ra ta hoàn toàn có thể kiểm soát – rồi lại dựa vào những giải pháp "chữa cháy" tạm thời.
Đọc Đánh thức con người phi thường trong bạn, độc giả sẽ phát hiện ra những lý do xui khiến bạn tiếp tục hành động theo thói cũ, và tác nhân gây ra những cảm xúc mà bạn thường gặp nhất. Tiếp theo, bạn sẽ được hướng dẫn từng bước để xác định những cảm xúc nào củng cố thêm sức mạnh, cảm xúc nào triệt tiêu động lực tinh thần, và cách tận dụng cả hai loại theo hướng có lợi nhất để xúc cảm không còn là chướng ngại, mà thay vào đó sẽ trở thành một công cụ đắc lực hỗ trợ bạn phát huy tối đa tiềm năng của mình và "người khổng lồ" trong bạn nhất định sẽ được đánh thức.


 TRẦN MINH CƯỜNG - Sưu tầm